Quỹ Đầu Tư Mạo Hiểm là gì?

14/09/2016
0
Bạn thường nghe nhắc đến cụm từ "Quỹ đầu tư mạo hiểm" nhưng bạn đã biết chính xác ý nghĩa và chức năng của loại hình quỹ đầu tư này hay chưa? Nếu bạn đang là một doanh nhân khởi nghiệp đừng bỏ qua bài viết này!

Quỹ Đầu Tư Mạo Hiểm Có Vai Trò Như Thế Nào?

1. Cấu trúc của Quỹ Đầu Tư Mạo Hiểm.

quỹ đầu tư mạo hiểm

Sơ đồ cấu trúc của Quỹ Đầu Tư Mạo Hiểm

Thông thường, các quỹ đầu tư mạo hiểm được thành lập trong thời gian 10 năm để tham gia đầu tư vào các công ty cần vốn mạo hiểm. Các quỹ này sau khi huy động được vốn sẽ thuê một bộ phận đầu tư (investment management) để lựa chọn các công ty tiềm năng và tài trợ vốn. Một danh mục đầu tư thường gồm nhiều công ty khác nhau thỏa mãn tiêu chí của quỹ đầu tư vốn mạo hiểm đó, và mỗi vụ đầu tư (deal) thường kéo dài từ 3-5 năm trước khi quỹ thoái vốn bằng hình thức IPO (cách thông thường nhất).

Chi phí hoạt động của quỹ thường là 2%/năm, trích từ tổng vốn đầu tư mà nhà đầu tư góp vào. Bên cạnh đó còn có thể có hoa hồng nếu lợi nhuận danh mục đầu tư vượt mức lợi suất yêu cầu (hurdle rate), thường chiếm khoảng 20-30% phần lợi nhuận thặng dư.

2. Các giai đoạn tài trợ vốn.

quỹ đầu tư mạo hiểm

Sơ đồ các giai đoạn tài trợ vốn của Quỹ Đầu Tư Mạo Hiểm

Thông thường có 6 giai đoạn tài trợ vốn, tùy vào tình hình phát triển của công ty đang ở mức độ nào:

 Giai đoạn 1 – gọi vốn hạt giống (seed funding): tài trợ vốn chủ yếu để phát triển ý tưởng mới, thông qua các nhà đầu tư thiên thần. Gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) cũng là một lựa chọn khá phổ biến để gọi vốn hạt giống.

 Giai đoạn 2 – khởi nghiệp (startup): các công ty ở giai đoạn mới hình thành, cần vốn để tài trợ cho các chi phí hoạt động như marketing và phát triển sản phẩm.

 Giai đoạn 3 – tăng trưởng – (gọi vốn vòng Series A): tài trợ vốn khi công ty bắt đầu bán hàng và tài trợ hoạt động sản xuất.

 Giai đoạn 4 – gọi vốn vòng hai: tài trợ vốn lưu động cho các công ty đã bắt đầu bán hàng nhưng chưa có lợi nhuận.

 Giai đoạn 5 – mở rộng vốn chuyển đổi (mezzanine financing): tài trợ vốn cho công ty bắt đầu tăng trưởng và có lợi nhuận, chấp nhận vốn chuyển đổi (thực chất là nợ chuyển đổi sang vốn cổ phần) ở lãi suất cao, và có thể chuyển thành vốn cổ phần nếu công ty không trả nợ đúng hạn.

 Giai đoạn 6 – thoái vốn, hay còn gọi là tài trợ vốn kết nối (bridge financing), gọi vốn vòng bốn, để tài trợ cho quy trình công ty chuẩn bị chuyển đổi thành công ty đại chúng.

3. Chính sách đôi bên cùng có lợi.

quỹ đầu tư mạo hiểm

Hợp tác đôi bên cùng có lợi

Các quỹ đầu tư mạo hiểm này thường hỗ trợ công ty qua 4 giai đoạn phát triển sau:

  • Phát triển ý tưởng.
  • Khởi nghiệp.
  • Hoàn thiện.
  • Thoái vốn.

Dĩ nhiên, công ty nhận được vốn để phát triển, mở rộng sản xuất hoặc IPO, tùy mục đích. Quan trọng hơn, họ nhận được những sự hỗ trợ khác về mặt con người, chuyên môn để đồng hành với doanh nghiệp.

Đổi lại, các quỹ đầu tư mạo hiểm khi đầu tư vào các công ty startup sẽ yêu cầu sở hữu một phần cổ phần trong công ty, và tỷ lệ này cao hay thấp tùy vào đàm phán giữa nhà sáng lập và quỹ. Các quỹ này đặt mục tiêu mức lợi nhuận thường phải đạt tối thiểu 40%/năm và sẽ thoái vốn (exit) trong vòng 3-7 năm kể từ khi tham gia tài trợ vốn đầu tư bằng cách khuyến nghị công ty startup IPO, hoặc bán lại phần vốn của mình trong công ty startup cho nhà đầu tư khác.

Ý kiến bạn đọc
Có thể bạn sẽ quan tâm

Đừng bao giờ từ bỏ (Never, ever give up)

Nếu bạn có 100 lý do để từ bỏ thì hãy tìm 1000 lý do để tiếp tục cố gắn. ĐỪNG BAO GIỜ TỪ BỎ!

Làm sao để xách định mục tiêu dài hạn cho doanh nghiệp?

Làm sao để có thể xác định trọng tâm chính giúp soi đường chỉ lối cho doanh nghiệp của bạn tiến đến những thành công có ý nghĩa và dài hạn. Bằng cách vận dụng chiến lược con nhím theo mô hình Jim Collins bạn có thể giúp tổ chức xác định mục tiêu dài hạn.

Biến ý tưởng thành lợi nhuận

Trong những ngày đầu khởi nghiệp bạn luôn phải lựa chọn ra một ý tưởng trong hàng trăm ý tưởng. Làm sao để xác định ý tưởng nào có khả năng sinh lời cho doanh nghiệp? Làm sao để biến ý tưởng thành lợi nhuận thật sự?

Top 10 Công Cụ Hỗ Trợ Đắc Lực Cho Startup

Đối với một Doanh Nghiệp Startup thì kinh phí hạn hẹp luôn là vấn đề đau đầu của các nhà quản trị. Lựa chọn công cụ miễn phí hiệu quả là một trong những cách giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề này!

8 điểm nhà đầu tư quan tâm ở Startup

Làm thế nào để thu hút nhà đầu tư rót vốn vào dự án của bạn? Làm sao để chứng mình khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đứng trước quyết định đầu tư hàng triệu đô là? Sau đây là 8 điểm mà nhà đầu tư quan tâm ở startup.

Hành trình khởi nghiệp Tỷ Phú Phạm Nhật Vượng

Hành trình khởi nghiệp trở thành tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam. Ông Phạm Nhật Vượng đã làm điều đó như thế nào?

Ý tưởng khởi nghiệp bị từ chối 70 lần đạt giá trị hơn 1 tỷ USD

Làm thế nào để Rob Hull hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp của mình với Adaptive Insights từ vị thế chẳng ai thèm quan tâm trở thành một công ty có giá trị hơn 1 tỷ USD?

Những phẩm chất của các lãnh đạo tuyệt vời trong ngành công nghệ

Để trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời của một startup công nghệ, bạn cần phải có khả năng, uy tín và tạo được ảnh hưởng, nó đòi hỏi sự kiên trì, cố gắng không ngừng và nghiêm khắc hơn với bản thân. Sau đây là những phẩm chất của các lãnh đạo tuyệt vời trong ngành công nghệ thường sở hữu.

5 lời khuyên giúp Startup tồn tại

Để một Startup thành công trên thương trường đầy khốc liệt hiện nay, đam mê thôi vẫn chưa đủ. Nhà quản trị khởi nghiệp cần có tố chất để luôn là người lãnh đạo và dẫn đầu.

Học cách làm chủ cuộc sống

Thực tế cuộc sống luôn khắc nghiệt, chúng ta trở nên nhỏ bé và yếu đuối trước những thử thách gặp phải. Muốn sống hạnh phúc trước tiên bạn phải làm chủ được cuộc sống của mình, tự quyết định và chịu trách nhiệm với những lựa chọn.