Biến ý tưởng thành lợi nhuận

18/01/2017
0
Trong những ngày đầu khởi nghiệp bạn luôn phải lựa chọn ra một ý tưởng trong hàng trăm ý tưởng. Làm sao để xác định ý tưởng nào có khả năng sinh lời cho doanh nghiệp? Làm sao để biến ý tưởng thành lợi nhuận thật sự?

LÀM SAO BIẾN Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP THÀNH LỢI NHUẬN

1. CÓ THỂ KHÔNG MỚI LẠ, NHƯNG NHẤT ĐỊNH PHẢI CÓ GIÁ TRỊ

Biến ý tưởng thành lợi nhuận

Hãy tìm ra những ý tưởng có giá trị.

Nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ không ngừng cải thiện qua từng ngày. Một ý tưởng được xem là độc nhất vô nhị được sinh ra, hiển nhiên sẽ thu hút rất nhiều sự quan tâm. Nhưng nếu ý tưởng chỉ dừng lại ở mức độc - lạ, sẽ rất khó để tồn tại trên thị trường. Người dùng sẽ tìm đến để biết sản phẩm của bạn là gì và họ sẽ rời đi nếu nó không giúp họ giải quyết vấn đề.
Điều cốt lõi của hoạt động kinh doanh chính là thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. Bạn có một ý tưởng mới, điều kế tiếp bạn cần làm là tìm ra giá trị cốt lõi mà người dùng nhận được. Thay vì cố gắng để tìm ra những ý tưởng khác người, hãy tìm ra sản phẩm có giá trị sử dụng với khách hàng.

2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA KHÁCH HÀNG

Biến ý tưởng thành lợi nhuận

Tập trung vào khách hàng.

Bạn có đang phải tưởng tượng ra nhu cầu của khách hàng. Đa phần chúng ta chỉ bán thứ chúng ta có, mà không biết được thứ người dùng cần. 
Đừng chỉ khăng khăng áp dụng những bài học vào thực tế cùng với lý thuyết về tính đúng - sai của chúng. Hãy nhìn vào nhu cầu, khả năng của khách hàng để biết, thật sự sản phẩm của chúng ta có phải là thứ họ cần.
Bạn bán một phần mềm với hàng loạt những tính năng hữu ích, cải thiện thời gian làm việc, tiết kiệm chi phí,... nhưng đồng thời phần mềm này cũng yêu cầu sự hiểu biết nhất định từ người dùng. Và hiển nhiên, không phải ai cũng có thể dễ dàng sử dụng phần mềm này. Hiệu quả của phần mềm là thứ mà bạn trình bày với người mua. Nhưng làm thế nào để một khách hàng không sành công nghệ cũng có thể dùng? Đó là câu hỏi bạn phải trả lời nếu muốn bán được hàng.
Khách hàng của bạn cần một chiếc ghế điều chỉnh dáng ngồi, bạn không thể bán cho họ một chiếc ghế tựa thông thường. Dù nó có thiết kế tinh tế, bắt mắt, đệm lót, tựa lưng mềm mại, độ cao vừa phải và dễ dàng điều chỉnh. Quan trọng nhất vẫn là, chiếc ghế đó có thể điều chỉnh dáng ngồi hay không?

3. HỌC HỎI TỪ NHỮNG NGƯỜI SÁNG TẠO

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, bạn hiểu ý tôi rồi đó. 
Bill Nye - người dẫn chương trình nổi tiếng thế giới, tác giả của hàng loạt cuốn sách giáo dục về các chủ đề đại số, khoa học, đại dương - có một câu nói mà tôi rất tâm đắc. “Everyone you will ever meet, knows something you dont”. Tạm dịch: mỗi một người mà chúng ta gặp, đều biết ít nhất một thứ chúng ta không biết. 
Với những người sáng tạo, chúng ta sẽ học được cách để suy nghĩ một cách mới mẻ hơn. Hãy lắng nghe, quan sát cách họ suy nghĩ và nhận xét về các vấn đề. Bạn sẽ thấy mọi thứ đều không chỉ dừng lại ở hình dạng bên ngoài của nó. Bạn sẽ không thể biết được, một đổi mới dù rất nhỏ, nhưng lại mang về những lợi ích nào cho việc kinh doanh của mình.

4. CẢI TIẾN TỪ NHỮNG SẢN PHẨM/DỊCH VỤ CÓ SẴN

Điều này không quá khó nếu bạn là khách hàng từng sử dụng sản phẩm đó. Là một người dùng, bạn dễ dàng nhận ra đâu là hạn chế của sản phẩm. Đâu là điều khiến trải nghiệm người dùng không còn được trọn vẹn. 
Việc cải tiến dựa vào những sản phẩm có sẵn không lạ nhưng luôn mới. Với nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, chẳng có điểm dừng nào cho một sản phẩm. Những sản phẩm/dịch vụ sẵn có chính là tài nguyên, và việc khai thác sử dụng thế nào, nằm ở cách bạn cải thiện khuyết điểm của chúng.
Bạn có thể vui mừng vì những phản hồi tích cực từ khách hàng, nhưng hãy đặc biệt quan tâm đến những phàn nàn. Chính những lời bình luận đó sẽ là chìa khóa giúp bạn cải tiến sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

5. ĐỪNG ĐỂ TRÀO LƯU GIẾT CHẾT BẠN

Trào lưu là thứ hoa ngát hương nhưng lại chóng nở vội tàn. Nếu bạn chỉ chăm chăm chạy theo những trào lưu hàng ngày, bạn sẽ chỉ giống như chiếc chong chóng. 
Bất cứ trào lưu nào cũng sẽ trở nên lỗi thời. Thay vì chạy theo trào lưu để tự nhấn chìm mình, hãy tạo ra nét riêng và khẳng định mình. 
Không quá khó để cải thiện sản phẩm hay đánh bóng tên tuổi dựa vào những trào lưu. Nhưng hãy chắc chắn rằng, đó chỉ là công cụ.

Ý kiến bạn đọc
Có thể bạn sẽ quan tâm

Hãy để thành công của bạn lên tiếng thay cho tất cả!

"Behind every SUCCESSFUL man there's a lot of UNSUCCESSFUL years" Không có thành công nào là dễ dàng, không có thành công nào mà không phải "trả giá" Hãy để thành công của bạn lên tiếng thay cho tất cả!

Công cụ 5S trong vận hành doanh nghiệp

Công cụ 5S bắt nguồn từ 5 từ tiếng Nhật bắt đầu với chữ "S": Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu và Shitsuke. Tại các nước khác nhau, 5S được dịch thành các từ khác nhau song về cơ bản ý nghĩa của chúng không thay đổi. Trong tiếng Anh, 5S được dịch sang các từ tương ứng là Sort, Straighten, Shine, Systemise và Sustain. Trong tiếng Việt, 5S bao gồm: Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc và Sẵn sàng.

Quỹ Đầu Tư Mạo Hiểm là gì?

Bạn thường nghe nhắc đến cụm từ "Quỹ đầu tư mạo hiểm" nhưng bạn đã biết chính xác ý nghĩa và chức năng của loại hình quỹ đầu tư này hay chưa? Nếu bạn đang là một doanh nhân khởi nghiệp đừng bỏ qua bài viết này!

Ba nhược điểm của Startup Việt Nam

Mang trong mình nhiều ý tưởng sáng tạo nhưng tại sao các Startup Việt Nam vẫn chưa chạm tay được vào thành công? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các điểm yếu mà Startup Việt Nam đang gặp phải?

5 Quý nhân của Startup

Con đường bắt đầu khởi nghiệp thật sự rất cô đơn, nhưng nếu bạn chỉ có một mình mà không nhận được sự giúp đỡ từ bất kỳ ai thì càng khó khăn hơn để chạm đến thành công. Không chỉ cần tài năng và lòng kiên trì, những mối quan hệ tốt sẽ nâng bước bạn đến với thành công nhanh hơn! Sau đây là 5 quý nhân mà bạn sẽ gặp được trên bước đường thành công.

Làm sao để xách định mục tiêu dài hạn cho doanh nghiệp?

Làm sao để có thể xác định trọng tâm chính giúp soi đường chỉ lối cho doanh nghiệp của bạn tiến đến những thành công có ý nghĩa và dài hạn. Bằng cách vận dụng chiến lược con nhím theo mô hình Jim Collins bạn có thể giúp tổ chức xác định mục tiêu dài hạn.

Bài học từ thành công của Mark Zuckerberg

Để sở hữu một Facebook hùng mạnh của hiện tại, Mark Zuckerberg thật sự có rất nhiều điều đáng để giới trẻ học hỏi. Thay vì cố làm hoàn hảo điều gì đó ngay từ đầu, hãy tạo ra chúng và liên tục kiểm tra, cải thiện những giới hạn.

5 lời khuyên giúp Startup tồn tại

Để một Startup thành công trên thương trường đầy khốc liệt hiện nay, đam mê thôi vẫn chưa đủ. Nhà quản trị khởi nghiệp cần có tố chất để luôn là người lãnh đạo và dẫn đầu.

Đừng bao giờ từ bỏ (Never, ever give up)

Nếu bạn có 100 lý do để từ bỏ thì hãy tìm 1000 lý do để tiếp tục cố gắn. ĐỪNG BAO GIỜ TỪ BỎ!

Hành trình khởi nghiệp Tỷ Phú Phạm Nhật Vượng

Hành trình khởi nghiệp trở thành tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam. Ông Phạm Nhật Vượng đã làm điều đó như thế nào?

.
.
.
.