Những phẩm chất của các lãnh đạo tuyệt vời trong ngành công nghệ

Để trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời của một startup công nghệ, bạn cần phải có khả năng, uy tín và tạo được ảnh hưởng, nó đòi hỏi sự kiên trì, cố gắng không ngừng và nghiêm khắc hơn với bản thân. Sau đây là những phẩm chất của các lãnh đạo tuyệt vời trong ngành công nghệ thường sở hữu.

Những phẩm chất của các lãnh đạo tuyệt vời trong ngành công nghệ

Những phẩm chất chung của các lãnh đạo ngành công nghệ giúp họ vận hành thành công doanh nghiệp.

1. Có tư duy giải quyết vấn đề.

ngành công nghệ

Sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh trên nhu cầu của khách hàng mà nhà lãnh đạo phải đưa ra hướng giải quyết hợp lý.

Công nghệ được tạo ra là để giải quyết vấn đề. Một nhà phát triển cần có tư duy luôn chủ động tìm cách giải quyết vấn đề và biết bóc tách chúng ra thành những phần nhỏ để giải quyết vấn đề một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo phải luôn đi tìm những giải pháp phần mềm hiệu quả giúp tránh lãng phí nguồn lực (thời gian và công sức).

Yếu tố sáng tạo sẽ giúp bạn tìm được giải pháp đôi khi hơn cả mong đợi. Nhà lãnh đạo giỏi sẽ có những giải pháp tối ưu phải đáp ứng được ba yếu tố: có tác dụng khắc phục giải quyết vấn đề dài lâu, có tính khả thi và hiệu quả.

2. Thích tìm hiểu.

ngành công nghệ

Luôn luôn thích thú khi học hỏi những kiến thúc mới.

Twitter, Apple, Google – tất cả những công ty tuyệt vời này đều từng khởi đầu là những “dự án phụ” làm chơi của các nhà sáng lập. Nhiều nhà phát triển tài năng đã thành công nhờ việc luôn tò mò tìm hiểu mọi thứ hoạt động ra sao hay tìm cách giải quyết sáng tạo cho các vấn đề họ nhìn thấy.

Ví dụ: Bill Gates là một người rất mê đọc sách, và trên trang web cá nhân của ông có cả một mục chia sẻ về những cuốn sách mà ông đã đọc. Bill Gates cũng không bao giờ bỏ dở một cuốn sách. Ông tự đặt ra một quy tắc: không đọc một cuốn sách nếu không chắc chắn mình sẽ đọc hết.

3. Khả năng tự học hỏi

Các nhà phát triển chắc chắn sẽ thường xuyên đối mặt với các vấn đề và thách thức họ chưa từng gặp phải trước đây. Khả năng tự tìm được câu trả lời cho các vấn đề hay học hỏi từ việc làm thử - thất bại là đặc biệt quan trọng với tất cả các nhà phát triển.

Học là quá trình tìm hiểu, thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng của bản thân thì tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.

4. Kỹ năng làm việc nhóm

ngành công nghệ

Làm việc nhóm tốt giúp bạn nâng cao hiệu quả công việc.

Xây dựng sản phẩm thường đòi hỏi rất nhiều việc phức tạp được thực hiện bởi một đội ngũ nhiều người như người quản lý sản phẩm (product manager), designer, lập trình viên front-end, back-end,… Biết cách làm việc và phối hợp hiệu quả trong với đội nhóm cũng là một trong những kỹ năng để nhà lãnh đạo ngành công nghệ cần có. 

Trong quản lý nhân sự, việc kết nối các thành viên và đào tạo kỹ năng làm việc nhóm là nhiệm vụ của nhà lãnh đạo. Việc có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, có nghĩa là bạn đang nắm được chiếc khóa dẫn đến thành công trong cuộc sống và trong công việc.

5. Sự bền bỉ

Đây là một phẩm chất thì đúng hơn là một kỹ năng, thế nhưng cũng đặc biệt quan trọng. Những người mới bắt đầu học code thường rất dễ nản bởi phải đối mặt với nhiều khó khăn khi những dòng code họ viết ra không hoạt động được như họ kỳ vọng. Chỉ khi vượt qua được giai đoạn này, họ mới thể đi tiếp sự nghiệp lập trình.

Công nghệ là lĩnh vực đòi hỏi nhà lãnh đạo cần có tư duy và chất xám. Nếu bạn mong muốn trở thành một nhà phát triển tài năng, đưa doanh nghiệp tiến đến thành công và phát triển bền vững thì ngoài những kỹ năng nghề nghiệp bạn cần phát triển cả kỹ năng tư duy, học hỏi và quan trọng nhất là thái độ làm việc.

Ý kiến bạn đọc
Có thể bạn sẽ quan tâm

Đừng bao giờ từ bỏ (Never, ever give up)

Nếu bạn có 100 lý do để từ bỏ thì hãy tìm 1000 lý do để tiếp tục cố gắn. ĐỪNG BAO GIỜ TỪ BỎ!

Ý tưởng khởi nghiệp bị từ chối 70 lần đạt giá trị hơn 1 tỷ USD

Làm thế nào để Rob Hull hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp của mình với Adaptive Insights từ vị thế chẳng ai thèm quan tâm trở thành một công ty có giá trị hơn 1 tỷ USD?

Top 10 Công Cụ Hỗ Trợ Đắc Lực Cho Startup

Đối với một Doanh Nghiệp Startup thì kinh phí hạn hẹp luôn là vấn đề đau đầu của các nhà quản trị. Lựa chọn công cụ miễn phí hiệu quả là một trong những cách giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề này!

8 điểm nhà đầu tư quan tâm ở Startup

Làm thế nào để thu hút nhà đầu tư rót vốn vào dự án của bạn? Làm sao để chứng mình khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đứng trước quyết định đầu tư hàng triệu đô là? Sau đây là 8 điểm mà nhà đầu tư quan tâm ở startup.

Phương pháp Kaizen quản lý công việc hiệu quả của người Nhật

Bắt tay vào thiết lập "To-do List" thật hiệu quả với phương pháp quản lý công việc của người Nhật. Phương pháp Kaizen giúp cải thiện và hợp lý hóa một cách thông minh các hoạt động kinh doanh cũng như phương pháp sản xuất.

Ba nhược điểm của Startup Việt Nam

Mang trong mình nhiều ý tưởng sáng tạo nhưng tại sao các Startup Việt Nam vẫn chưa chạm tay được vào thành công? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các điểm yếu mà Startup Việt Nam đang gặp phải?

Biến ý tưởng thành lợi nhuận

Trong những ngày đầu khởi nghiệp bạn luôn phải lựa chọn ra một ý tưởng trong hàng trăm ý tưởng. Làm sao để xác định ý tưởng nào có khả năng sinh lời cho doanh nghiệp? Làm sao để biến ý tưởng thành lợi nhuận thật sự?

Học cách làm chủ cuộc sống

Thực tế cuộc sống luôn khắc nghiệt, chúng ta trở nên nhỏ bé và yếu đuối trước những thử thách gặp phải. Muốn sống hạnh phúc trước tiên bạn phải làm chủ được cuộc sống của mình, tự quyết định và chịu trách nhiệm với những lựa chọn.

Công cụ 5S trong vận hành doanh nghiệp

Công cụ 5S bắt nguồn từ 5 từ tiếng Nhật bắt đầu với chữ "S": Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu và Shitsuke. Tại các nước khác nhau, 5S được dịch thành các từ khác nhau song về cơ bản ý nghĩa của chúng không thay đổi. Trong tiếng Anh, 5S được dịch sang các từ tương ứng là Sort, Straighten, Shine, Systemise và Sustain. Trong tiếng Việt, 5S bao gồm: Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc và Sẵn sàng.

Bài học từ thành công của Mark Zuckerberg

Để sở hữu một Facebook hùng mạnh của hiện tại, Mark Zuckerberg thật sự có rất nhiều điều đáng để giới trẻ học hỏi. Thay vì cố làm hoàn hảo điều gì đó ngay từ đầu, hãy tạo ra chúng và liên tục kiểm tra, cải thiện những giới hạn.

.
.
.
.