Ý tưởng khởi nghiệp bị từ chối 70 lần đạt giá trị hơn 1 tỷ USD

Ý tưởng khởi nghiệp bị từ chối 70 lần đạt giá trị hơn 1 tỷ USD

08/08/2016
0
Làm thế nào để Rob Hull hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp của mình với Adaptive Insights từ vị thế chẳng ai thèm quan tâm trở thành một công ty có giá trị hơn 1 tỷ USD?

ĐỪNG NGẠI THẤT BẠI NẾU BẠN NẮM TRONG TAY MỘT Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP TUYỆT VỜI

Trong thời kỳ mới thành lập Adaptive Insights, Rob Hull đã bị 70 nhà đầu tư từ chối nhưng với tài năng cùng sự tập trung cao độ của mình ông đã giúp công ty vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và trở thành một công ty phần mềm được định giá hơn 1 tỷ USD.

"Hàng loạt nhà đầu tư bỏ qua chúng tôi", Hull nói. "Rất nhiều người nói với chúng tôi rằng chúng tôi sẽ thất bại".

Nhưng ông đã chứng minh rằng các nhà đầu tư đã sai. Từ khi thành lập vào năm 2003 Adaptive Insights đã tự định hình là một trong những hãng đi đầu trong mảng phần mềm lập kế hoạch tài chính hay còn gọi là quản trị hiệu suất doanh nghiệp (CPM). Hiện tại công ty của ông đã có khoảng 3.000 khách hàng trên 85 quốc gia và thậm chí còn được vinh danh là phần mềm duy nhất hoàn toàn dựa trên điện toán đám mây.

Ý tưởng khởi nghiệp

"Thị trường đầu tư luôn trải qua những chu kỳ. Chính vì vậy mà tốt hơn là bạn nên tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát, xây dựng doanh nghiệp của bạn", Hull nói.

Biến khó khăn thành cơ hội

Thành công không đến một cách dễ dàng với Rob Hull

Với ý tưởng khởi nghiệp: "Giám đốc Tài chính và bộ phận kế toán của các doanh nghiệp sẽ chuyển sang lưu trữ dữ liệu của họ trên kho lưu trữ điện toán đám mây". Các nhà đầu tư hoài nghi và không nghĩ rằng đây là xu hướng tương lai. Họ nghĩ rằng công ty của Hull không thể tồn tại trước sự cạnh tranh của các ông lớn như Oracle và Microsoft. Và chưa rõ Adaptive Insights tạo ra lợi nhuận như thế nào khi chỉ tập trung vào các doanh nghiệp tầm trung và bắt đầu với các hợp đồng nhỏ.

Đặc biệt là trong những năm đầu thập kỷ 2000, khi Adaptive Insights khởi động hai vòng huy động vốn đầu tiên, niềm tin của các nhà đầu tư chạm đáy. Sự sụp đổ của các công ty dot.com khiến mọi người cảnh giác với các ý tưởng khởi nghiệp không tạo ra tiền.

Thực tế, đã có lúc Hull phải ngừng nhận lương và xem xét việc bán công ty nếu không thể huy động được vốn trong vòng gây vốn Series B. Nhưng sau đó, ông kết nối được với Jerry Engel, nhà đầu tư của Monitor Ventures và từng là một Giám đốc Tài chính, và nhận được một khoản đầu tư 7 triệu USD để giữ công ty tiếp tục hoạt động.

"Tìm ra một nhà đầu tư thực sự có thể thấu hiếu vấn đề kinh doanh mà bạn đang cố gắng giải quyết là một điều cực kỳ quan trọng", Hull nói.

Hull cũng tận dụng cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 như một lợi thế. Ông quảng cáo rằng phần mềm của Adaptive Insights sẽ giúp các doanh nghiệp quản lý tài chính tốt hơn và kiếm soát chi phí hiệu quả hơn. Ý tưởng khởi nghiệp độc đáo này được thị trường đón nhận vào năm 2012 và công ty đã huy động được hơn 130 triệu USD vào thời điểm đó.

Đừng bao giờ từ bỏ mục tiêu của mình

Hull đã không còn là CEO của công ty và chuyển giao công việc điều hành hàng ngày cho Tom Bogan, CEO hiện tại. Tuy nhiên, ông vẫn giữ chức chủ tịch và dùng những phát biểu có trọng lượng của mình để quảng bá cho công ty.

Hull thừa nhận rằng hiện tại môi trường đầu tư khá giống với những gì diễn ra vào năm 2003 khi ông đang tìm cách huy động vốn. Đây có thể là thời điểm khó khăn với các sáng lập viên startup nhưng Hull cho rằng họ không nên bỏ cuộc, hãy cố gắng tiếp tục theo đuổi mục tiêu của mình.

"Hãy chắc chắn rằng bạn đang giải quyết một vấn đề mà mọi người sẵn sàng trả tiền cho bạn vì điều đó và hãy tin vào trực giác của bạn", Hull nói.

Một số lời khuyên của Hull cho các startup:

 Theo đuổi tới cùng những gì bạn tin tưởng: Có thể bạn thấy rất cô đơn khi ai cũng cho rằng bạn sẽ thất bại. Nhưng bạn chỉ cần tin tưởng vào những gì bạn đã quyết theo đuổi. "Bạn phải suy nghĩ sâu để tìm ra những gì bạn thực sự tin tưởng, những gì bạn thực sự đam mê và gắn bó với nó tới cùng", Hull nói.

 Hãy thực dụng: Hãy biết tính toán và thực dụng với những khoản chi của bạn. Và bạn phải thực sự hiểu rõ doanh nghiệp, những khoản chi phí và cách nó tạo ra lợi nhuận. "Nếu bạn hoàn toàn tập trung vào dòng tiền thì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát toàn bộ số phận của bạn", Hull chia sẻ.

Giữ sự tập trung: Nắm rõ những gì bạn đang cố gắng giải quyết và giữ sự tập trung. Với Adaptive Insights, ban đầu nó tập trung vào phần mềm lập kế hoạch tài chính SMB nhưng hiện tại nó mở rộng ra cung cấp các dịch vụ phân tích và doanh nghiệp. "Đừng để bị phân tâm bởi việc cố gắng giải quyết một vấn đề quá lớn cho tới khi bạn chứng minh rằng mình đã hoàn thành cực kỳ tốt một vấn đề", Hull nói.

 

 

Ý kiến bạn đọc
Có thể bạn sẽ quan tâm

10 Bí Quyết Giao Tiếp Hiệu Quả Hơn

Trong Thế Giới chúng ta đang sống, Thế Giới mà mỗi cuộc trò chuyện đều có khả năng biến thành một cuộc tranh cãi, từ những chuyện nhỏ nhặt nhất đến những chuyện mang tầm cỡ quốc tế. Con người dần mất đi sự đoàn kết, họ trở nên chia rẽ và cực đoan hơn. Vậy làm thế nào để tạo nên một cuộc trò chuyện thật sự có ý nghĩa và tránh được bất hòa?

Làm sao để xách định mục tiêu dài hạn cho doanh nghiệp?

Làm sao để có thể xác định trọng tâm chính giúp soi đường chỉ lối cho doanh nghiệp của bạn tiến đến những thành công có ý nghĩa và dài hạn. Bằng cách vận dụng chiến lược con nhím theo mô hình Jim Collins bạn có thể giúp tổ chức xác định mục tiêu dài hạn.

Học cách làm chủ cuộc sống

Thực tế cuộc sống luôn khắc nghiệt, chúng ta trở nên nhỏ bé và yếu đuối trước những thử thách gặp phải. Muốn sống hạnh phúc trước tiên bạn phải làm chủ được cuộc sống của mình, tự quyết định và chịu trách nhiệm với những lựa chọn.

Biến ý tưởng thành lợi nhuận

Trong những ngày đầu khởi nghiệp bạn luôn phải lựa chọn ra một ý tưởng trong hàng trăm ý tưởng. Làm sao để xác định ý tưởng nào có khả năng sinh lời cho doanh nghiệp? Làm sao để biến ý tưởng thành lợi nhuận thật sự?

Top 10 Công Cụ Hỗ Trợ Đắc Lực Cho Startup

Đối với một Doanh Nghiệp Startup thì kinh phí hạn hẹp luôn là vấn đề đau đầu của các nhà quản trị. Lựa chọn công cụ miễn phí hiệu quả là một trong những cách giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề này!

Đừng bao giờ từ bỏ (Never, ever give up)

Nếu bạn có 100 lý do để từ bỏ thì hãy tìm 1000 lý do để tiếp tục cố gắn. ĐỪNG BAO GIỜ TỪ BỎ!

Ba nhược điểm của Startup Việt Nam

Mang trong mình nhiều ý tưởng sáng tạo nhưng tại sao các Startup Việt Nam vẫn chưa chạm tay được vào thành công? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các điểm yếu mà Startup Việt Nam đang gặp phải?

Bài học từ thành công của Mark Zuckerberg

Để sở hữu một Facebook hùng mạnh của hiện tại, Mark Zuckerberg thật sự có rất nhiều điều đáng để giới trẻ học hỏi. Thay vì cố làm hoàn hảo điều gì đó ngay từ đầu, hãy tạo ra chúng và liên tục kiểm tra, cải thiện những giới hạn.

5 lời khuyên giúp Startup tồn tại

Để một Startup thành công trên thương trường đầy khốc liệt hiện nay, đam mê thôi vẫn chưa đủ. Nhà quản trị khởi nghiệp cần có tố chất để luôn là người lãnh đạo và dẫn đầu.

Phương pháp Kaizen quản lý công việc hiệu quả của người Nhật

Bắt tay vào thiết lập "To-do List" thật hiệu quả với phương pháp quản lý công việc của người Nhật. Phương pháp Kaizen giúp cải thiện và hợp lý hóa một cách thông minh các hoạt động kinh doanh cũng như phương pháp sản xuất.

.
.
.
.