Làm sao để xách định mục tiêu dài hạn cho doanh nghiệp?

18/01/2017
0
Làm sao để có thể xác định trọng tâm chính giúp soi đường chỉ lối cho doanh nghiệp của bạn tiến đến những thành công có ý nghĩa và dài hạn. Bằng cách vận dụng chiến lược con nhím theo mô hình Jim Collins bạn có thể giúp tổ chức xác định mục tiêu dài hạn.

XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU DÀI HẠN CHO DOANH NGHIỆP

Làm sao xác định mục tiêu cuộc đời

Mô hình Jim Collins - Chiến lược con nhím.

Khi một tổ chức đã xác định được chiến lược con nhím của mình, lãnh đạo của tổ chức nên dành tất cả năng lượng và nguồn lực để theo đuổi một thứ mà họ làm tốt nhất. Collins cho rằng khi mọi thứ trở nên khó khăn, thì doanh nghiệp nào tập trung vào điểm mạnh của mình thay vì quờ quạng tìm ra các chiến lược thay thế, mới là những doanh nghiệp có thể sống sót và phát triển

ÁP DỤNG MÔ HÌNH

Hãy tập trung vào mỗi vòng tròn trong ba vòng trên và nghiên cứu xem bạn có thể áp dụng chúng cho tổ chức của bạn như thế nào:

Bước 1: Hiểu đam mê của bản thân

Hãy suy nghĩ xem, điều gì khiến cho bạn đắm đuối với công việc. Điều gì đánh thức bạn vào mỗi buổi sáng và giữ bạn làm việc miệt mài đến tối muộn khi những người khác đã về nhà?

Và điều mà nhân viên của bạn cảm thấy hào hứng nhất là gì? Điều gì truyền cảm hứng cho họ về mục đích của tổ chức? Và khi tuyển thêm những nhân sự mới bạn thường cân nhắc tới những động cơ cá nhân và giá trị nào?

Sau đó, hãy xem lại sứ mệnh và tầm nhìn của tổ chức. Giá trị cốt lõi của tổ chức là gì, và những nhân viên của bạn có thể thấm nhuần những giá trị này đến đâu?

Bước 2: Xác định những gì bạn có thể làm giỏi nhất

Trong vòng tròn này, mục tiêu của bạn là nhận thức được những gì tổ chức của bạn có thể làm tốt hơn so với bất kỳ đối thủ nào khác. Nếu bạn không thể là số một trong ngành mà bạn đang kinh doanh, thì đây không nên là cơ sở của chiến lược con nhím.

Bạn cũng cần phải biết những lĩnh vực mà bạn không có cơ hội trở thành số một. Hãy trung thực khi xem xét những điểm yếu này, và nhớ rằng việc không phải là một tổ chức hàng đầu trong một lĩnh vực nào đó là hoàn toàn bình thường – vì việc tìm ra điểm mà mình giỏi nhất (trái với việc mình kém) thì có tác động mạnh mẽ hơn rất nhiều

Bước 3: Nhận biết động cơ kinh tế của bạn

Để có một động cơ kinh tế lành mạnh, tổ chức của bạn hoàn toàn phải hiểu làm thế nào để tạo ra dòng tiền bền vững và lợi nhuận. Sự thấu hiểu này nên được thể hiện như một "mẫu số kinh tế" hay biện pháp mà có thể có tác động lớn nhất và bền vững nhất đến sự thành công lâu dài của tổ chức.

Ví dụ, trong những năm 1970, tầm nhìn của nhà bán lẻ khổng lồ ở Mỹ - Walgreens là trở thành nhà thuốc tiện lợi nhất trên thế giới. Công ty này tin rằng mình này có thể đạt được mục tiêu này, và có đủ niềm đam mê để tiếp tục theo đuổi tham vọng đó. Để đo lường sự thành công dựa trên chiến lược của mình, Walgreens đã thay đổi trọng tâm từ lợi nhuận trên mỗi cửa hàng thành lợi nhuận trên mỗi khách hàng, vì nhà bán lẻ này xác định rằng điều này phù hợp hơn với tầm nhìn của công ty.

Bằng cách chú trọng vào mục đích tạo nên sự tiện lợi cho mọi người, công ty này đã mở thêm nhiều cửa hàng mới, theo đó là lượng khách hàng ghé thăm cũng nhiều hơn, dẫn đến kết quả lợi nhuận tăng lên trên toàn bộ hệ thống bán hàng của công ty. Nếu lựa chọn chiến lược tập trung vào lợi nhuận trên mỗi cửa hàng, mà có thể đạt được bằng cách giảm tổng số lượng cửa hàng, thì thành công thu được chắc chắn sẽ ít hơn vì nó lệch với định hướng ban đầu của Walgreens là đánh vào tính tiện lợi.

Bước 4: Tìm kiếm "tâm chấn"

Một khi bạn đã xem xét ba vòng tròn của mô hình, hãy tìm kiếm điểm giao của chúng. Tại nơi chúng giao nhau, bạn sẽ tìm thấy chiến lược con nhím: tầm nhìn trung tâm để định hướng chiến lược của tổ chức.

Ví dụ, hãy tưởng tượng rằng mọi người trong tổ chức của bạn có đam mê về sáng tạo, đổi mới và làm điều tốt cho những người khó khăn. Đồng thời, bạn nhận ra rằng mình có khả năng trở thành công ty phát triển các hệ thống lọc nước tốt nhất thế giới, với giá cả phải chăng và các bình chứa nước di động. Bạn có một mạng lưới tổ chức từ thiện lớn, và bạn có kinh nghiệm trong việc buôn bán với khối lượng lớn và có sẵn những khách hàng lớn

Vì vậy, một chiến lược con nhím khả thi có thể là phát triển một hệ thống lọc nước di động để người dân ở các quốc gia đang phát triển có thể sử dụng để lọc nước sông. Bạn có thể bán các sản phẩm này với số lượng lớn cho các tổ chức từ thiện.

Đừng lo lắng nếu chiến lược con nhím của bạn chưa định hình rõ ràng ngay lập tức. Bạn có thể phải làm một số phân tích bổ sung hoặc tìm tòi các kết hợp khác nhau để tìm ra tầm nhìn cốt lõi phù hợp nhất với bạn.

Bước 5: Đánh giá chiến lược của bạn

Một khi bạn đã tìm thấy các khu vực tốt nhất trên sự giao nhau giữa các vòng tròn, hãy xem xét chiến lược hiện tại của bạn. Bạn sẽ được lợi gì từ việc phát triển một chiến lược đổi mới, dựa trên những gì bạn đã học được?

Bạn cũng sẽ cần thành thật với thành viên trong đội mình về chiến lược mới. Hãy giải thích chiến lược con nhím là gì, và chuyển tải thông điệp vì sao nó quan trọng đến mức công ty gắn nó với chiến lược của mình để phản ánh niềm đam mê thực sự, điểm mạnh và khả năng kinh tế của tổ chức đó.

Một khi chiến lược mới đã khớp với tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp, nó sẽ vạch ra mối tập trung lâu dài cho không chỉ nhân viên mà còn là nhà cung cấp và khách hàng của công ty.

Ý kiến bạn đọc
Có thể bạn sẽ quan tâm

Đừng bao giờ từ bỏ (Never, ever give up)

Nếu bạn có 100 lý do để từ bỏ thì hãy tìm 1000 lý do để tiếp tục cố gắn. ĐỪNG BAO GIỜ TỪ BỎ!

Công cụ 5S trong vận hành doanh nghiệp

Công cụ 5S bắt nguồn từ 5 từ tiếng Nhật bắt đầu với chữ "S": Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu và Shitsuke. Tại các nước khác nhau, 5S được dịch thành các từ khác nhau song về cơ bản ý nghĩa của chúng không thay đổi. Trong tiếng Anh, 5S được dịch sang các từ tương ứng là Sort, Straighten, Shine, Systemise và Sustain. Trong tiếng Việt, 5S bao gồm: Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc và Sẵn sàng.

Học cách làm chủ cuộc sống

Thực tế cuộc sống luôn khắc nghiệt, chúng ta trở nên nhỏ bé và yếu đuối trước những thử thách gặp phải. Muốn sống hạnh phúc trước tiên bạn phải làm chủ được cuộc sống của mình, tự quyết định và chịu trách nhiệm với những lựa chọn.

Phương pháp Kaizen quản lý công việc hiệu quả của người Nhật

Bắt tay vào thiết lập "To-do List" thật hiệu quả với phương pháp quản lý công việc của người Nhật. Phương pháp Kaizen giúp cải thiện và hợp lý hóa một cách thông minh các hoạt động kinh doanh cũng như phương pháp sản xuất.

Bài học từ thành công của Mark Zuckerberg

Để sở hữu một Facebook hùng mạnh của hiện tại, Mark Zuckerberg thật sự có rất nhiều điều đáng để giới trẻ học hỏi. Thay vì cố làm hoàn hảo điều gì đó ngay từ đầu, hãy tạo ra chúng và liên tục kiểm tra, cải thiện những giới hạn.

Biến ý tưởng thành lợi nhuận

Trong những ngày đầu khởi nghiệp bạn luôn phải lựa chọn ra một ý tưởng trong hàng trăm ý tưởng. Làm sao để xác định ý tưởng nào có khả năng sinh lời cho doanh nghiệp? Làm sao để biến ý tưởng thành lợi nhuận thật sự?

Quỹ Đầu Tư Mạo Hiểm là gì?

Bạn thường nghe nhắc đến cụm từ "Quỹ đầu tư mạo hiểm" nhưng bạn đã biết chính xác ý nghĩa và chức năng của loại hình quỹ đầu tư này hay chưa? Nếu bạn đang là một doanh nhân khởi nghiệp đừng bỏ qua bài viết này!

Ý tưởng khởi nghiệp bị từ chối 70 lần đạt giá trị hơn 1 tỷ USD

Làm thế nào để Rob Hull hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp của mình với Adaptive Insights từ vị thế chẳng ai thèm quan tâm trở thành một công ty có giá trị hơn 1 tỷ USD?

Ba nhược điểm của Startup Việt Nam

Mang trong mình nhiều ý tưởng sáng tạo nhưng tại sao các Startup Việt Nam vẫn chưa chạm tay được vào thành công? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các điểm yếu mà Startup Việt Nam đang gặp phải?

5 Quý nhân của Startup

Con đường bắt đầu khởi nghiệp thật sự rất cô đơn, nhưng nếu bạn chỉ có một mình mà không nhận được sự giúp đỡ từ bất kỳ ai thì càng khó khăn hơn để chạm đến thành công. Không chỉ cần tài năng và lòng kiên trì, những mối quan hệ tốt sẽ nâng bước bạn đến với thành công nhanh hơn! Sau đây là 5 quý nhân mà bạn sẽ gặp được trên bước đường thành công.

.
.
.
.