Phương pháp Kaizen quản lý công việc hiệu quả của người Nhật

Bắt tay vào thiết lập "To-do List" thật hiệu quả với phương pháp quản lý công việc của người Nhật. Phương pháp Kaizen giúp cải thiện và hợp lý hóa một cách thông minh các hoạt động kinh doanh cũng như phương pháp sản xuất.

PHƯƠNG PHÁP KAIZEN

"Sự cải thiện liên tục và không ngừng nghỉ"

Phương pháp này giúp cải thiện và hợp lý hóa một cách thông minh các hoạt động kinh doanh cũng như phương pháp sản xuất, đồng thời, vẫn tôn trọng sản phẩm, kỹ thuật chế tạo và những người lao động. Bao gồm 06 bước thực hiện:

phương pháp Kaizen

1. Tiêu chuẩn hóa (Standardize):

Bắt đầu với quá trình thực hiện một hoạt động cụ thể có thể lặp lại và tổ chức.

2. Đo lường (Measure):

Kiểm tra liệu rằng quá trình có hiệu quả bằng cách sử dụng dữ liệu có thể xác định được về mặt số lượng như thời gian hoàn thành, số giờ cần bỏ ra.

3. So sánh (Compare):

So sánh các kết quả đo lường với yêu cầu. Liệu rằng quá trình đó có tiết kiệm thời gian? Liệu rằng có tốn quá nhiều thời gian? Liệu rằng nó có tương xứng với kết quả kỳ vọng?

4. Cải tiến (Innovate):

Tìm kiếm những cách mới, tốt hơn để làm cùng công việc đó hoặc đạt được cùng kết quả đó. Tìm kiếm những con đường thông minh hơn, hiệu quả hơn đi tới cùng mục tiêu đó mà có thể tăng năng suất.

5. Tiêu chuẩn hóa (Standardize):

Tạo một quá trình khác tương tự cho những hoạt động mới, hiệu quả hơn.

6. Lặp lại (Reapeat):

Quay trở lại bước 1 và bắt đầu một lần nữa.

 Hệ thống năng suất làm việc tốt nhất là hệ thống mà có thể giúp bạn hoàn thành mọi thứ và những ứng dụng tốt nhất chính là những app mà bạn thực sự sử dụng. Đừng bao giờ quên điều này khi tìm cách tối ưu hóa công việc.

Toyota đã áp dụng Kaizen như thế nào?

Toyota sử dụng Kaizen như là một trong những nguyên tắc kinh doanh cốt lõi của tập đoàn. Một câu chuyện rất nổi tiếng rằng Toyota cam kết thực hiện các cải tiến liên tục tới mức mà bất kỳ một công nhân nào làm việc tại dây chuyên lắp rắp của doanh nghiệp sản xuất ô tô này cũng có thể ngừng làm việc tại một công đoạn nào đó, bất kể thời gian, để phát hiện ra vấn đề trong sản xuất, sửa lỗi hoặc đề nghị với quản lý giải pháp tốt hơn để làm những thứ giúp giảm thiểu lãng phí hay cải tiến hiệu suất.

Toàn bộ câu chuyện diễn ra như sau: Những người nằm trong ban điều hành của một công ty sản xuất ô tô của Mỹ trong một lần tới thăm Toyota đã tìm cách để biết được làm thế nào mà các đối tác Nhật Bản lại có thể sản xuất ra nhiều chiếc xe như vậy chỉ với rất ít tài nguyên lãng phí và lỗi xảy ra. Trong khi đó, các phân xưởng của họ vẫn duy trì năng suất cao nhưng lại xảy ra khá nhiều lỗi ở giai đoạn cuối cùng trong dây chuyền (và đến lúc đó mới phát hiện được) chẳng hạn như cửa được hàn không chắc, các bánh xe bằng thép không khớp với nhau hay các chốt cửa được đặt sai vị trí – sau đó, những chiếc xe đều bị tháo rời ra để sửa lỗi và lắp ráp trở lại. Chi phí sẽ cao hơn rất nhiều so với việc lỗi được sửa ngay lập tức hoặc không bao giờ xảy ra lỗi ở khâu đầu tiên.

Những người này đã quan sát quá trình sản xuất của Toyota trong thực tế và rất bất ngờ về cách mà dây chuyền này được vận hành. Thật không thể tin được khi một công nhân bất kỳ đều có khả năng tạm dừng dây chuyền mà không cần sự chấp thuận của quản đốc chứ chưa nói đến chuyện phải đề xuất lên quản lý theo như chính sách hay các thủ tục đã được quy định sẵn.

Việc trao thưởng những nhân viên đã sửa được lỗi cũng được thực hiện ngay lập tức – ngay cả khi đó không nằm trong vai trò của họ - cũng chưa bao giờ được nghe tới, đặc biệt là khi logic thông thường ở thời điểm đó là "bất kể có chuyện gì xảy ra cũng không bao giờ được ngừng dây chuyền". Sau khi trở về Mỹ, những người được tới thăm Toyota đã áp dụng quy trình này, họ bắt đầu thưởng cho những người tìm ra được những giải pháp tốt hơn để làm việc cùng nhau hay hoàn thành công việc xuất sắc và họ cũng thưởng cho những người có chất lượng làm việc tốt hơn thay vì làm được nhiều việc.

Những nguyên lý đó giờ đây đã trở thành nền tảng cốt lõi của phương pháp Kaizen như một triết lý về năng suất làm việc. Một khi đã được áp dụng, mục tiêu đó là làm việc tốt hơn chứ không phải là làm nhiều việc (giống như làm việc thông minh hơn chứ không phải chăm chỉ hơn). Tương tự, điều quan trọng ở đây là tạo ra thời gian để tìm kiếm các cải tiến và tối ưu hóa.

Kaizen rất dễ để thực hiện. Vì nó thiên về triết lý tinh thần hơn là một phương pháp thực sự nên chẳng hề có công cụ/kế hoạch/giải pháp cụ thể. Thay vào đó, hãy khiến Kaizen phù hợp với bạn bằng cách thay đổi cách tiếp cận với công việc. Kaizen không chỉ được áp dụng trong doanh nghiệp mà còn phù hợp với từng người.

Mấu chốt ở đây vẫn là tìm cách dành ít thời gian cho những thứ bạn phải làm và dành nhiều thời gian hơn cho những thứ bạn muốn làm.

Ý kiến bạn đọc
Có thể bạn sẽ quan tâm

10 Bí Quyết Giao Tiếp Hiệu Quả Hơn

Trong Thế Giới chúng ta đang sống, Thế Giới mà mỗi cuộc trò chuyện đều có khả năng biến thành một cuộc tranh cãi, từ những chuyện nhỏ nhặt nhất đến những chuyện mang tầm cỡ quốc tế. Con người dần mất đi sự đoàn kết, họ trở nên chia rẽ và cực đoan hơn. Vậy làm thế nào để tạo nên một cuộc trò chuyện thật sự có ý nghĩa và tránh được bất hòa?

Bài học từ thành công của Mark Zuckerberg

Để sở hữu một Facebook hùng mạnh của hiện tại, Mark Zuckerberg thật sự có rất nhiều điều đáng để giới trẻ học hỏi. Thay vì cố làm hoàn hảo điều gì đó ngay từ đầu, hãy tạo ra chúng và liên tục kiểm tra, cải thiện những giới hạn.

Hành trình khởi nghiệp Tỷ Phú Phạm Nhật Vượng

Hành trình khởi nghiệp trở thành tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam. Ông Phạm Nhật Vượng đã làm điều đó như thế nào?

Top 10 Công Cụ Hỗ Trợ Đắc Lực Cho Startup

Đối với một Doanh Nghiệp Startup thì kinh phí hạn hẹp luôn là vấn đề đau đầu của các nhà quản trị. Lựa chọn công cụ miễn phí hiệu quả là một trong những cách giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề này!

Đừng bao giờ từ bỏ (Never, ever give up)

Nếu bạn có 100 lý do để từ bỏ thì hãy tìm 1000 lý do để tiếp tục cố gắn. ĐỪNG BAO GIỜ TỪ BỎ!

Làm sao để xách định mục tiêu dài hạn cho doanh nghiệp?

Làm sao để có thể xác định trọng tâm chính giúp soi đường chỉ lối cho doanh nghiệp của bạn tiến đến những thành công có ý nghĩa và dài hạn. Bằng cách vận dụng chiến lược con nhím theo mô hình Jim Collins bạn có thể giúp tổ chức xác định mục tiêu dài hạn.

Công cụ 5S trong vận hành doanh nghiệp

Công cụ 5S bắt nguồn từ 5 từ tiếng Nhật bắt đầu với chữ "S": Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu và Shitsuke. Tại các nước khác nhau, 5S được dịch thành các từ khác nhau song về cơ bản ý nghĩa của chúng không thay đổi. Trong tiếng Anh, 5S được dịch sang các từ tương ứng là Sort, Straighten, Shine, Systemise và Sustain. Trong tiếng Việt, 5S bao gồm: Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc và Sẵn sàng.

Hãy để thành công của bạn lên tiếng thay cho tất cả!

"Behind every SUCCESSFUL man there's a lot of UNSUCCESSFUL years" Không có thành công nào là dễ dàng, không có thành công nào mà không phải "trả giá" Hãy để thành công của bạn lên tiếng thay cho tất cả!

Quỹ Đầu Tư Mạo Hiểm là gì?

Bạn thường nghe nhắc đến cụm từ "Quỹ đầu tư mạo hiểm" nhưng bạn đã biết chính xác ý nghĩa và chức năng của loại hình quỹ đầu tư này hay chưa? Nếu bạn đang là một doanh nhân khởi nghiệp đừng bỏ qua bài viết này!

Ba nhược điểm của Startup Việt Nam

Mang trong mình nhiều ý tưởng sáng tạo nhưng tại sao các Startup Việt Nam vẫn chưa chạm tay được vào thành công? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các điểm yếu mà Startup Việt Nam đang gặp phải?

.
.
.
.