Quỹ Đầu Tư Mạo Hiểm là gì?

14/09/2016
0
Bạn thường nghe nhắc đến cụm từ "Quỹ đầu tư mạo hiểm" nhưng bạn đã biết chính xác ý nghĩa và chức năng của loại hình quỹ đầu tư này hay chưa? Nếu bạn đang là một doanh nhân khởi nghiệp đừng bỏ qua bài viết này!

Quỹ Đầu Tư Mạo Hiểm Có Vai Trò Như Thế Nào?

1. Cấu trúc của Quỹ Đầu Tư Mạo Hiểm.

quỹ đầu tư mạo hiểm

Sơ đồ cấu trúc của Quỹ Đầu Tư Mạo Hiểm

Thông thường, các quỹ đầu tư mạo hiểm được thành lập trong thời gian 10 năm để tham gia đầu tư vào các công ty cần vốn mạo hiểm. Các quỹ này sau khi huy động được vốn sẽ thuê một bộ phận đầu tư (investment management) để lựa chọn các công ty tiềm năng và tài trợ vốn. Một danh mục đầu tư thường gồm nhiều công ty khác nhau thỏa mãn tiêu chí của quỹ đầu tư vốn mạo hiểm đó, và mỗi vụ đầu tư (deal) thường kéo dài từ 3-5 năm trước khi quỹ thoái vốn bằng hình thức IPO (cách thông thường nhất).

Chi phí hoạt động của quỹ thường là 2%/năm, trích từ tổng vốn đầu tư mà nhà đầu tư góp vào. Bên cạnh đó còn có thể có hoa hồng nếu lợi nhuận danh mục đầu tư vượt mức lợi suất yêu cầu (hurdle rate), thường chiếm khoảng 20-30% phần lợi nhuận thặng dư.

2. Các giai đoạn tài trợ vốn.

quỹ đầu tư mạo hiểm

Sơ đồ các giai đoạn tài trợ vốn của Quỹ Đầu Tư Mạo Hiểm

Thông thường có 6 giai đoạn tài trợ vốn, tùy vào tình hình phát triển của công ty đang ở mức độ nào:

 Giai đoạn 1 – gọi vốn hạt giống (seed funding): tài trợ vốn chủ yếu để phát triển ý tưởng mới, thông qua các nhà đầu tư thiên thần. Gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) cũng là một lựa chọn khá phổ biến để gọi vốn hạt giống.

 Giai đoạn 2 – khởi nghiệp (startup): các công ty ở giai đoạn mới hình thành, cần vốn để tài trợ cho các chi phí hoạt động như marketing và phát triển sản phẩm.

 Giai đoạn 3 – tăng trưởng – (gọi vốn vòng Series A): tài trợ vốn khi công ty bắt đầu bán hàng và tài trợ hoạt động sản xuất.

 Giai đoạn 4 – gọi vốn vòng hai: tài trợ vốn lưu động cho các công ty đã bắt đầu bán hàng nhưng chưa có lợi nhuận.

 Giai đoạn 5 – mở rộng vốn chuyển đổi (mezzanine financing): tài trợ vốn cho công ty bắt đầu tăng trưởng và có lợi nhuận, chấp nhận vốn chuyển đổi (thực chất là nợ chuyển đổi sang vốn cổ phần) ở lãi suất cao, và có thể chuyển thành vốn cổ phần nếu công ty không trả nợ đúng hạn.

 Giai đoạn 6 – thoái vốn, hay còn gọi là tài trợ vốn kết nối (bridge financing), gọi vốn vòng bốn, để tài trợ cho quy trình công ty chuẩn bị chuyển đổi thành công ty đại chúng.

3. Chính sách đôi bên cùng có lợi.

quỹ đầu tư mạo hiểm

Hợp tác đôi bên cùng có lợi

Các quỹ đầu tư mạo hiểm này thường hỗ trợ công ty qua 4 giai đoạn phát triển sau:

  • Phát triển ý tưởng.
  • Khởi nghiệp.
  • Hoàn thiện.
  • Thoái vốn.

Dĩ nhiên, công ty nhận được vốn để phát triển, mở rộng sản xuất hoặc IPO, tùy mục đích. Quan trọng hơn, họ nhận được những sự hỗ trợ khác về mặt con người, chuyên môn để đồng hành với doanh nghiệp.

Đổi lại, các quỹ đầu tư mạo hiểm khi đầu tư vào các công ty startup sẽ yêu cầu sở hữu một phần cổ phần trong công ty, và tỷ lệ này cao hay thấp tùy vào đàm phán giữa nhà sáng lập và quỹ. Các quỹ này đặt mục tiêu mức lợi nhuận thường phải đạt tối thiểu 40%/năm và sẽ thoái vốn (exit) trong vòng 3-7 năm kể từ khi tham gia tài trợ vốn đầu tư bằng cách khuyến nghị công ty startup IPO, hoặc bán lại phần vốn của mình trong công ty startup cho nhà đầu tư khác.

Ý kiến bạn đọc
Có thể bạn sẽ quan tâm

Top 10 Công Cụ Hỗ Trợ Đắc Lực Cho Startup

Đối với một Doanh Nghiệp Startup thì kinh phí hạn hẹp luôn là vấn đề đau đầu của các nhà quản trị. Lựa chọn công cụ miễn phí hiệu quả là một trong những cách giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề này!

Học cách làm chủ cuộc sống

Thực tế cuộc sống luôn khắc nghiệt, chúng ta trở nên nhỏ bé và yếu đuối trước những thử thách gặp phải. Muốn sống hạnh phúc trước tiên bạn phải làm chủ được cuộc sống của mình, tự quyết định và chịu trách nhiệm với những lựa chọn.

Biến ý tưởng thành lợi nhuận

Trong những ngày đầu khởi nghiệp bạn luôn phải lựa chọn ra một ý tưởng trong hàng trăm ý tưởng. Làm sao để xác định ý tưởng nào có khả năng sinh lời cho doanh nghiệp? Làm sao để biến ý tưởng thành lợi nhuận thật sự?

Đừng bao giờ từ bỏ (Never, ever give up)

Nếu bạn có 100 lý do để từ bỏ thì hãy tìm 1000 lý do để tiếp tục cố gắn. ĐỪNG BAO GIỜ TỪ BỎ!

Phương pháp Kaizen quản lý công việc hiệu quả của người Nhật

Bắt tay vào thiết lập "To-do List" thật hiệu quả với phương pháp quản lý công việc của người Nhật. Phương pháp Kaizen giúp cải thiện và hợp lý hóa một cách thông minh các hoạt động kinh doanh cũng như phương pháp sản xuất.

Công cụ 5S trong vận hành doanh nghiệp

Công cụ 5S bắt nguồn từ 5 từ tiếng Nhật bắt đầu với chữ "S": Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu và Shitsuke. Tại các nước khác nhau, 5S được dịch thành các từ khác nhau song về cơ bản ý nghĩa của chúng không thay đổi. Trong tiếng Anh, 5S được dịch sang các từ tương ứng là Sort, Straighten, Shine, Systemise và Sustain. Trong tiếng Việt, 5S bao gồm: Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc và Sẵn sàng.

8 điểm nhà đầu tư quan tâm ở Startup

Làm thế nào để thu hút nhà đầu tư rót vốn vào dự án của bạn? Làm sao để chứng mình khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đứng trước quyết định đầu tư hàng triệu đô là? Sau đây là 8 điểm mà nhà đầu tư quan tâm ở startup.

Hãy để thành công của bạn lên tiếng thay cho tất cả!

"Behind every SUCCESSFUL man there's a lot of UNSUCCESSFUL years" Không có thành công nào là dễ dàng, không có thành công nào mà không phải "trả giá" Hãy để thành công của bạn lên tiếng thay cho tất cả!

Bài học từ thành công của Mark Zuckerberg

Để sở hữu một Facebook hùng mạnh của hiện tại, Mark Zuckerberg thật sự có rất nhiều điều đáng để giới trẻ học hỏi. Thay vì cố làm hoàn hảo điều gì đó ngay từ đầu, hãy tạo ra chúng và liên tục kiểm tra, cải thiện những giới hạn.

10 Bí Quyết Giao Tiếp Hiệu Quả Hơn

Trong Thế Giới chúng ta đang sống, Thế Giới mà mỗi cuộc trò chuyện đều có khả năng biến thành một cuộc tranh cãi, từ những chuyện nhỏ nhặt nhất đến những chuyện mang tầm cỡ quốc tế. Con người dần mất đi sự đoàn kết, họ trở nên chia rẽ và cực đoan hơn. Vậy làm thế nào để tạo nên một cuộc trò chuyện thật sự có ý nghĩa và tránh được bất hòa?

.
.
.
.